Rượu vang, một nghệ thuật đồ uống quý phái và thưởng thức, đã có hành trình lịch sử rất dài, và sự hình thành của nó là một câu chuyện hấp dẫn về sự sáng tạo và tài năng của con người. Hãy cùng Rượu Ngoại 86 khám phá bí mật Rượu vang ra đời năm nào?.
Rượu vang ra đời năm nào?.
Theo Wikipedia, rượu vang được sản xuất và ra đời vào khoảng năm 6000 Trước Công Nguyên ở Georgia. Kể từ khi xuất hiện trong lịch sử, rượu đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo. Người Ai Cập cổ đại từng coi rượu vang là máu. Họ tránh uống rượu vang cho đến tận cuối thế kỷ thứ 17 Trước Công Nguyên, triều đại Saite do suy nghĩ nó là máu của người đã từng chiến đấu chống lại các vị thần.
Đến năm 3100 Trước Công Nguyên, Pharaohs đã sử dụng những giống nho đỏ chế ra hỗn hợp màu đỏ thẫm để dùng trong cúng tế. Cũng trong thời gian này, người Ai Cập cổ đại bắt đầu tiếp xúc với người Do Thái và người Phoenicia, thương nhân tài giỏi đã giúp cho rượu vang phổ biến hơn khi mang chúng đi khắp Địa Trung Hải gồm cả Trung Đông (Isarel ngày nay) cho tới vùng Bắc Phi.
Năm 800 Trước Công Nguyên, người Hy Lạp bắt đầu hoàn thiện kỹ thuật sản xuất rượu vang mà người Phoenicia mang tới. Rượu thời đó đã dần trở thành biểu tượng của thương mại, tín ngưỡng và sức khỏe. Và đến ngày nay, rượu vang xem như một phần không thể thiếu của nền văn minh nhân loại.
Chi tiết đôi chút về rượu vang.
Hiểu đơn giản thì rượu vang hay rượu nho (wine/win) là thức uống có cồn được làm từ nước nho lên men. Nước ép lên men của các loại quả khác như: táo, mơ dâu, gọi là vang hoa quả chứ không được gọi là rượu vang. Các loại nho được sản xuất rượu vang là những giống nho vang (wine grape) chỉ sử dụng để sản xuất rượu, không phải loại nho sử dụng để ăn thông thường. Đặc trưng là trái nhỏ, vỏ dày, ít thịt quả nhưng có lượng đường cao hơn với giống nho khác.
Để hình thành rượu vang thì nước ép nho phải trải qua một quá trình lên men. Dưới sự tác động của nấm men và nhiệt độ, đường tự nhiên trong quả nho (glucose và fructose) chuyển hóa thành cồn ethanol và giải phóng một lượng nhỏ carbon dioxide. Và ủ trong thùng gỗ sồi để hoàn thiện mùi vị.
Mùi của rượu vang khá phức tạp, là hỗn hợp của các loại mùi khác nhau như mùi thơm bơ (caramen, vani, da thuộc), mùi khói (sợi thuốc lá, bánh mì cháy, nhựa đường), cho đến mùi gỗ (vỏ hộp xì gà, gỗ bút chì, gỗ tuyết tùng)…
Thành phần có trong rượu vang:
Rượu vang có 3 thành phần chính:
- Nước: 80%.
- Chất cồn: 12 – 14%.
- Các hợp chất khác: 1 – 2%.
Các hợp chất khác tuy theo chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu để tạo nên sự khác nhau của hương vị:
- Acid (chất tạo vị chua cho rượu).
- Acidamin, histamin, sweet (đường, glycerol).
- Khoáng chất.
- Các hợp chất hữu cơ tạo ra mùi vị (phenol, acetaldehyde, ester…).
- Sulfite (chất bảo quản).
- Men chết.
Các loại rượu vang hiện nay:
Phân loại theo màu sắc rượu, giống nho, phương pháp sản xuất, ta tạm chia rượu vang như: vang thường (không sủi bọt gồm vang đỏ, vang trắng và vang hồng), vang sủi bọt, vang tráng miệng và vang cường hóa.
Theo xuất xứ rượu vang được biết đến với các tên gọi: Rượu vang Pháp, vang Ý, vang Chile, vang California, vang Tây Ban Nha, vang Úc, vang Mỹ, vang Argentina, vang New zealand, vang Canada, vang Nam Phi, vang Đức…
- Rượu vang đỏ là loại vang được lên men từ trái nho có vỏ đậm màu (đỏ thẫm, tím sẫm), là loại nho đỏ. Màu của rượu được tạo ra là do chúng được ngâm với vỏ trong một vài ngày đến một vài tuần.
- Rượu vang trắng loại vang có màu vàng nhạt đến màu hổ phách. Vang trắng hầu hết được làm từ trái nho có vỏ ngoài nhạt màu, là màu vàng rơm, xanh lá mạ hoặc xanh có điểm chút hồng.
- Rượu vang hồng (Rosé) loại vang có màu phổ biến là hồng nhạt, tuy có thể mang các màu sắc khác như màu cam nhạt, màu cà rốt nhạt hoặc màu đỏ sáng.
- Rượu vang sủi (Sparkling wine) tên gọi chung cho các loại vang có ga. Khi mở chai vang sủi, sẽ tạo nên một tiếng nổ nhỏ và bọt khí trào ra do áp suất.
- Rượu vang ngọt (Dessert wine) được xếp riêng thành một dòng để dùng riêng trong lúc tráng miệng.
- Rượu vang cường hóa (Fortified wine) loại vang có độ cồn cao từ 15 – 20%. Được làm từ cả giống nho đỏ và nho trắng. Được tạo ra nhờ việc thêm rượu mạnh gốc nho sau giai đoạn lên men để làm tăng độ cồn của rượu.
Cấp độ rượu vang:
Cấp độ rượu vang sử dụng để chỉ thứ hạng các chai vang. Nó được ký hiệu bằng những chữ cái in hoa viết tắt hoặc không viết tắt mà bạn có thể tìm thấy trên nhãn chai. Rượu cấp độ thấp tức là loại thường. Rượu vang cấp độ cao là rượu vang hảo hạng, được chế biến công phu hơn và tất nhiên giá của chúng cũng đắt hơn.
Với người mới bắt đầu thưởng thức rượu vang, ruoungoai86 cho rằng nội dung này chưa hoàn toàn cần thiết vì chúng rất phức tạp. Mỗi vùng lại có cách quy định về cấp độ rượu khác nhau. Tuy nhiên, có thể tham khảo để biết đánh giá một chai vang khi mua đang nằm ở cấp độ nào và với mức giá như vậy thì có phù hợp hay không.
- Pháp rượu vang chia làm 3 cấp độ: AOC (hoặc AOD), VDP (hoặc IGP), VDT (hoặc VDF).
- Ý rượu vang chia làm 4 cấp độ: VDT, IGT, DOC, DOCG.
- Tây Ban Nha được chia làm 5 cấp độ: DOC, DO, VDLT, VC và VDM.
- Chile có tới 6 cấp độ: Icon wines, Wine Marker, Gran Reserva, Selection và Varietal.
Bên trên Rượu Ngoại 86 chia sẻ tới khách hàng chi tiết về rượu vang ra đời năm nào? Bí mật hình thành của rượu vang. Hi vọng những thông tin bổ ích trên giúp bạn hiểu dõ hơn về hương vị, cách sử dụng và lựa chọn được sản phẩm rượu vang phù hợp. SHOP là sự lựa chọn hàng đầu cho khách hàng khu vực HÀ NỘI chuyên cung cấp những loại sản phẩm rượu vang cao cấp, tự tin cung ứng tất cả sản phẩm đều chất lượng, chương trình Khuyến Mãi tốt trong tháng miễn phí giao hàng nội thành THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
- Hotline: 0988.922.983 – 0987.820.395 (ruoungoai86).